Sử dụng sản phẩm sinh khối vi tảo dị dưỡng làm thức ăn cho tôm

2023.03.17

STRAS đưa Công nghệ nuôi trồng vi tảo biển dị dưỡng bằng các hệ thống bình lên men đã thay thế công nghệ nuôi theo bể hở, và PBRs và cho phép phá vỡ giới hạn về sản xuất sinh khối tảo, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu sinh khối tảo làm thức ăn cho ấu trùng cũng như ở giai đoạn nuôi thương phầm tôm/cá/nhuyễn thể.

Tôm là một trong các đối tượng nuôi thủy sản lớn ở Việt Nam, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng.

Thức ăn cho tôm chiếm khoảng 62% giá thành 1 kg tôm thương phẩm. Vì vậy, đinh hướng sản xuất tôm hữu cơ sạch bệnh, chất lượng cao cần phải có được công nghệ sản xuất thức ăn cho tôm giàu dinh dưỡng, nội địa hóa được các nguồn thành phần trong thức ăn, có giá thành phù hợp để có thể cạnh tranh được các loại thức ăn nhập khẩu hiện có trên thị trường.

Vi tảo biển quang tự dưỡng giàu dinh dưỡng như protein, lipit, carbohydrate, giàu khoáng đa và vi lượng, giàu sắc tố như cartenoid, astxathin... là thức ăn tươi sống cho giai đoạn ấu trùng tôm từ Zoa đến Mysis và Postlavae. Tuy nhiên, nuôi trồng vi tảo biển truyền thống như Nanochloropsis, Isochrysis, Chaetoceros, Chroomonas... theo công nghệ hiện nay là các hệ thống bể hở và hệ thống bể phản ứng quang sinh kín (closed photobioreactors-PBRs), phụ thuộc vào mùa vụ, điều kiện môi trường nuôi như nhiệt độ, cường độ ánh sáng, dễ nhiễm vi sinh vật, nhiễm tạp cao...và chỉ đạt năng suất tối đa trên quy mô lớn là 8-12 gram sinh khối/m2 ngày đối với hệ thống bể hở và 2-4 gram khô/Lit cho hệ thống PBRs. Do vậy, mặc dù nhu cầu sử dụng vi tảo biển rất lớn trong nuôi tôm/cá nhưng vấn đề thắt nút cổ chai trong ứng dụng tảo chính là chưa sản xuất được đủ sinh khối tảo giàu dinh dưỡng, có năng suất cao và giá thành đủ rẻ để ứng dụng làm thức ăn cho tôm, cá, cạnh tranh được với nguồn thức ăn nhân tạo nhập ngoại.

STRAS đưa Công nghệ nuôi trồng vi tảo biển dị dưỡng bằng các hệ thống bình lên men đã thay thế công nghệ nuôi theo bể hở, và PBRs và cho phép phá vỡ giới hạn về sản xuất sinh khối tảo, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu sinh khối tảo làm thức ăn cho ấu trùng cũng như ở giai đoạn nuôi thương phầm tôm/cá/nhuyễn thể. Đây là những kết quả nghiên cứu mới nhất, tính ưu việt, tiên tiến nhất của công nghệ so với công nghệ hiện có ở Việt Nam và trên thế giới được thể hiện sinh khối vi tảo dị dưỡng như Schizochytrium có năng suất sinh khối đạt 150-200 gram sinh khối tươi/Lit/ngày nuôi (hay 30-40 gram sinh khối khô/Lit/ngày), hàm lượng lipit đạt 40-60% sinh khối khô; 2-5% sinh khối khô là axit béo docosahexaenoic (DHA) và eicosapentaenoic (EPA), hàm lượng carotenoit và astaxanthin đạt 90 µg/g sinh khối khô và 10-30 µg/g sinh khối khô, tương ứng. Như vậy, so với nuôi vi tảo truyền thống quang tự dưỡng thì vi tảo dị dưỡng có năng suất sinh khối cao gấp hơn 10 lần, hàm lượng lipit cao gấp 2-3 lần; hàm lượng axit béo omega-3 và omega-6 cần thiết cho sinh trưởng và chuyển giai đoan của tôm/cá cao gấp 5-10 lần, giàu astxanthin và carotenoid. Ngoài ra, khả năng triển khai trên quy mô lớn là dễ dàng với các hệ thống bình lên men 500 -1.000-2.000 Lit, tốn ít diện tích, nuôi trồng được quanh năm, không phụ thuộc vào thời tiết, mùa vụ và kiểm soát được chất lượng sinh khối tảo nuôi được. Với Dự án phát triển sản phẩm của STRAS đã được thực hiện thì giá thành cho mỗi 1 kg sản phẩm chỉ bằng 40% so với sản phẩm tương tự nhập ngoại hiện nay.

Sản phẩm nghiên cứu của STRAS là sản phẩm hoàn toàn trong nước được tạo ra từ nguồn sinh khối vi tảo biển dị dưỡng Schiochytrium mangrovei của Việt Nam, có khả năng sản xuất sinh khối đến 200-300 gram/Lit/ngày có hàm lượng lipit cao (đến 50-6-% sinh khối khô); hàm lượng DHA cao (chiếm đến 30-40% so với tổng số axit béo), giàu astaxathin, carotenoid (chiếm 50-80 µg/g sinh khối khô); có công nghệ nuôi trồng bằng hệ thống bình lên men với quy mô khác nhau và dễ dàng nâng cấp quy mô (đến 500 Lit, 1.000 Lit, 2.000 Lit), công nghê thu hoạch và sấy sinh khối cũng như bảo quản sinh khối là đơn giản, phù hợp với điều kiện trình độ công nghệ tảo của Việt Nam.



Gọi ngay: 02862711635